Tài nguyên năng lượng gió trên các vùng biển, hải đảo việt nam

Theo Hiệp hội năng lượng gió thế giới (IRENA) thì năng lượng gió biển toàn cầu có tỷ trọng công suất điện gió hiện chiếm 9% tổng các nguồn điện hiện có, đứng đầu là Trung Quốc chiếm 34%, Mỹ là 17%, Đức là 10%, sau đó đến Ấn độ 6%, Tây Ban Nha 5%, Vương quốc Anh 3%. Trong năm 2016, công suất điện gió biển tăng trưởng nhanh đạt hơn 14.058 MW tăng gấp đôi so với năm 2005 (684MW).

Công suất lắp đặt điện gió biển toàn cầu (Nguồn: IRENA)

1. Hiện trạng khai nghiên cứu năng lượng gió 

Hiện nay các trang trại gió tập trung mạnh tại các nước Tây Âu, kế đến là khu vực biển Đông và châu Mỹ. Tại Biển Đông có khu vực phái bắc xung quanh eo Đài Loan có dự án đã triển khai và nhiều dự án đang được triển khai. Phía nam biển Đông có dự án điện gió biển của Việt Nam. Với tiềm năng tài nguyên năng lượng gió biển tốt, Việt Nam có thể sớm trở thành quốc gia điện gió biển. Theo số liệu thiết kế trang trại gió lớn của gần 1500 trang trại gió đã và đang xây dựng thì tốc độ gió trung bình năm 10 năm liên tục tầng 100 m cho thấy khoảng tốc độ gió từ 7 m/s đến 12,5 m/s có tính hữu ích và thương mại cao.

Việt Nam là quốc gia có tiềm năng năng lượng gió trên biển tầng cao 100 m đạt  rất cao sơ với thế giới. Tổng công suất tiềm năng tầng 100 m toàn thể 5 khu vực biển Việt Nam với độ sâu 0-30 m đạt 64841 GW, khu vực 30-60 m là 106658 GW. Tổng diện tích biển VN từ 0 đến 60 m là (111072+142 411=253483) km2 và công suất là 151509 GW. Đặc biệt khu vực Bình Thuận-Cà Mau (0m-30m, 30m-60 m) tầng 100m có công suất lần lượt là 26262 GW và 67980 GW (tổng bằng 94242 GW) là vùng có tiềm năng gió cao nhất và hầu như không có bão biển.

Hiện trạng phân bố các trang trại gió biển toàn cầu

Các trang trại tuabin gió tại đảo Phú Quý và Bạc Liêu đã hoạt động tốt và mang lại hiệu quả kinh tế cao, cơ hội thu hồi vốn khoảng hơn 10 năm, so với tuổi thọ tuốc bin 20 năm. Trang trại gió biển Khai Long, Cà Mau đang bắt đầu xây dựng từ tháng 1 năm 2016 với công suất giai đoạn 1 là 100 MW.

Nguồn năng lượng gió trên biển Việt Nam nếu được sủ dụng đồng thời các phương án giải pháp kết hợp với các nguồn khác như mặt trời, sóng biển, OTEC, năng lượng sinh khối, nuôi trồng thuỷ sản, bảo tồn thuỷ sinh sẽ mang lại hiệu quả kinh tế hơn. Đồng thời các trang trại gió biển cũng giúp ngăn ngừa xói sạt lở bờ biển, và là những điểm tham quan, du lịch học tập.

2. Các đề xuất nghiên cứu tại Việt Nam

-    Nghiên cứu CSKH thiết lập Mạng lưới trạm đo gió trên cao tại các khu vực biển có tiềm năng cao liên tục hàng giờ trong nhiều năm;

-    Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về gió và trang trại gió Việt Nam;

-    Điều tra, đánh giá tác động MT của dự án điện gió biển (thí điểm dự án Bạc Liêu);

-    Đánh giá kinh tế học điện gió biển Việt Nam;

-    Xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển điện gió biển Việt Nam;

-    Xây dựng quy hoạch các trang trại gió biển lớn công suất từ 1 đến 5 GW;

-    Chính sách kêu gọi đầu tư cho các dự án phát triển điện gió biển;

-    Nghiên cứu xây dựng báo cáo ĐMC với điện gió biển VN;

-    Nghiên cứu xây dựng mẫu báo cáo ĐTM với dự án trang trại gió biển Việt Nam.

  • 10/23/2020 2:50:15 AM