Giới thiệu chung

Viện Nghiên cứu biển và hải đảo (Vietnam Institute of Seas and Island), là tổ chức sự nghiệp trực thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, thực hiện chức năng nghiên cứu chiến lược, cơ chế chính sách quản lý biển và hải đảo, thực hiện các nghiên cứu khoa học khác theo quy định pháp luật.

Về cơ cấu tổ chức, các đơn vị thuộc Viện gồm:

  • 1. Văn phòng.
  • 2. Phòng Nghiên cứu quy hoạch và quản lý tổng hợp biển, hải đảo.
  • 3. Phòng Khoa học biển và biến đổi khí hậu.
  • 4. Phòng Nghiên cứu môi trường, sinh thái và tài nguyên biển.
  • 5. Trung tâm Tư vấn, dịch vụ và phát triển công nghệ biển.
  • 6. Phân Viện Nghiên cứu biển và hải đảo miền Trung.

Đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động của Viện đang ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng, cơ bản đảm bảo đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng nhiệm vụ của đơn vị. Đến nay, tổng số cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị tổng số công chức, viên chức của Viện là 20 người. Trong đó có: 01 Phó Giáo sư tiến sĩ, 05 tiến sỹ, 24 thạc sỹ và 23 người có trình độ đại học. 01 người đang được đào tạo nghiên cứu sinh ở nước ngoài, 01 người đang được đào tạo nghiên cứu sinh và một số người đang được đào tạo theo chương trình thạc sỹ ở trong nước. Ngoài ra. Cán bộ hiện nay của Viện có chuyên ngành tương đối đa dạng: Hải dương học, Kỹ thuật biển, Thủy văn, Môi trường, Địa lý, Sinh thái, Trắc địa và Bản đồ, Kỹ thuật địa chất, Quản lý tài nguyên thiên nhiên, Kinh tế phát triển, Kinh tế tài nguyên – môi trường, Luật Quốc tế…

Trong quá trình hoạt động, Viện đã thực hiện nhiều đề tài, dự án, nhiệm vụ chuyên môn và thực hiện nhiều nhiệm vụ phối hợp với một số tỉnh, thành phố ven biển. Trong đó, một số kết quả đề tài, dự án đã được áp dụng vào nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo.

Trong hợp tác quốc tế, Viện đã tham gia hợp tác với nhiều tổ chức quốc tế như: Trung tâm thông tin sóng thần quốc tế (ITIC), Trung tâm phòng chống thảm họa Châu Á (ADPC), Hệ thống cảnh báo sớm thiên tai tổng hợp Khu vực (RIMES), Trung tâm cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương (PTWC), Viện Nghiên cứu Núi lửa và địa chấn Philipine (PHIVOLCS), Tập đoàn quản lý môi trường biển Hàn Quốc (KOEM), Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA), tổ chức quốc tế Quản lý tổng hợp bền vững Biển Đông Á (PEMSEA), Quỹ Australia vì Nhân dân Châu Á và Thái Bình Dương (AFAP)...Ngoài ra, Viện còn tích cực liên hệ với các trường đại học nước ngoài như: Đại học Chulalongkon (Thái Lan), Đại học Quốc Gia Singapore, Đại học Saitama, Đại học Yokohama, Đại học Tokai (Nhật Bản).

  • 4/24/2018 9:30:50 AM